Đất nước Nhật Bản có 4 mùa trong năm. Từ tháng 12 đến tháng 2 chính là mùa đông – thời kỳ lạnh nhất trong năm. Mùa đông với tuyết rơi dày đặc khiến nhiều bạn du học sinh và người lao động Việt thích thú. Thế nhưng có một số vùng nhiệt độ giảm xuống dưới âm 20, 30 độ, mùa hè nhiệt độ cao đến 35 độ. Nếu như bạn không quen với cái lạnh, đề kháng yếu thì rất dễ bị ốm đau. Vậy thì hãy xem nên làm thế nào khi bị ốm ở Nhật Bản nhé.
Làm thế nào để không bị ốm ở Nhật Bản
Nếu như các bạn du học sinh và lao động Việt chưa quen với cái giá lạnh. Chưa biết thời điểm thay đổi trang phục, trang bị cho mình những chiếc áo khoác dày, giữ ấm tốt cho cơ thể. Nếu như bạn đang mặc đồ mỏng và suy nghĩ rằng nhiệt độ thế này vẫn ổn, thì bạn rất dễ mắc virut cảm cúm rồi đó. Khi bạn bắt đầu cảm thấy “lạnh” thì đây chính là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể bạn đang yếu nên đừng quá sức mà hãy thử các biện pháp sau để tránh bị ốm ở Nhật:
Tất và khăn quàng cổ
Cổ chính là bộ phận dễ bị nhiễm lạnh nhất. Nếu làm ấm hai chân và cổ thì sẽ đỡ lạnh hơn nhiều. Dù là ở trong nhà bạn cũng phải đi tất nhé. Nếu cảm thất lạnh hãy dùng quàng khăn để thêm ấm nhé.
Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm cho căn phòng
Vào mùa đông, không khí thường hanh khô, thiếu độ ẩm. Nếu như trời lạnh mà bạn tăng nhiệt độ phòng lên quá mức thì sức đề kháng của cơ thể sẽ yếu đi và rất dễ mắc các bệnh. Xét các yếu tố về môi trường thì bạn để điều chỉnh nhiệt độ của thiết bị sưởi ở khoảng 20 – 22 độ. Và duy trì độ ẩm trong căn phòng ở khoảng 50 -60%. Việc sử dụng các thiết bị giúp tăng độ ẩm là điều rât tốt và quan trọng.
Không để bị lạnh sau khi tắm
Sau khi tắm, nước còn dính trên cơ thể sẽ bay hơi và lấy đi nhiệt độ của người, khiến bạn dễ bị cảm lạnh. Vì thế để tránh bị ốm ở Nhật bạn hãy lau khô người ngay lập tức sau khi tắm xong. mặc quần áo ấm liền thay vì mặc quần áo mỏng.
Rửa tay và súc miệng
Khi ở ngoài đường và về nhà đế nhà bạn phải rửa tay bằng xà phòng và suc miệng. Nếu bạn thấy hơi đau họng thì hãy súc miệng với thuốc súc miệng. Nó sẽ giúp bạn đỡ đau hơn nhiều.
Ngoài bốn điều cơ bản trên bạn cũng cần chú ý tránh ăn đồ lạnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài, nâng cao thể lực, chú ý chăm sóc cơ thể nhiều hơn. Nếu như bạn thấy bị nhiễm cảm thì hãy đến bệnh viện khám ngay. Đừng vì sợ tốn tiền mà không đi khám để sau đó bệnh sẽ càng nặng hơn và tốn nhiều chi phí hơn.
Bệnh cúm ở Nhật Bản
Thời điểm mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3 chính là khoảng thời gian lạnh nhất và dịch cúm bùng phát mạnh nhất tại Nhật Bản. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng với tốc ộ lây lan chóng mặt và kéo dài khiến cho cuộc sống và công việc của người bệnh và những người xung quanh bị ảnh hưởng.

Những lưu ý quan trọng bạn cần biết khi bị ốm ở Nhật Bản?
Bệnh cúm có thể nguy hiểm với trẻ em và người lớn tuổi. Nhưng đa số người bệnh cúm kéo dài trong vài ngày. Thế nhưng khi bệnh phát triển mạnh thành viêm phổi hoặc có những biến chứng phức tạp khác thì bạn phải nhập viện để điều trị.
Bệnh cúm dễ lây lan
Bệnh cúm mùa là bệnh do vi rút cấp tính gây ra và rất dễ lây từ người bệnh qua người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, hắt hơi, ho… hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút như bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng…

Làm gì khi bị ốm ở Nhật Bản
Đau đầu, sốt trên 38 độ.
Mắt nổi mạch máu
Sổ mũi, đau họng, ho
Đau nhức cơ bắp và toàn thân, người luôn trong cảm giác mệt mỏi không có sức lực.
Thời gian ủ bệnh là khoảng 2 ngày, người bệnh thường có triệu chứng ban đầu như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi và đau nhức cơ bắp. Về sau khi bị cúm, sẽ có các triệu chứng như ngạt mũi, ho và chảy nước mũi.
Sau 5 ngày thì sốt cùng các triệu chứng khác cũng dần biến mất nhưng tình trạng ho và mệt mỏi vẫn còn kéo dài. Trình trạng này sẽ biến mất trong vòng 1 đến 2 tuần nhé.
Mức độ nguy hiểm khi không điều trị kịp thời bệnh cúm
Nếu như bệnh cúm không được điều trị hay đuợc điều trị quá muộn khiến bệnh chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm và dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Với biến chứng viêm phổi thường gặp ở trẻ em và người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mãn tính, suy tim, bệnh mạch vành, viêm xoang… Ngoài ra bệnh còn gây viêm tai, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu.
Cách phòng tránh bệnh cúm
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc để cơ thể có sức đề kháng tốt nhất.
Dùng khăn che khi ho hoặc hắt hơi. Thay vì hắt xì vào lòng bàn tay hay tay áo.
Thường xuyên rửa tay, súc miệng và đeo khẩu trang y tế khi đến những địa điểm công cộng, khu vực đông người.
Tiêm phòng vaccine chống bệnh cúm.
Khử trùng và giữ vệ sinh những bề mặt nhiều người sử dụng như tay nắm cửa, công tắc đèn, bàn phím bằng cồn.
Giữ ấm cho cơ thể. Sử dụng mấy làm ấm không khí hoặc phơi khăn ướt trong phòng để giữ độ ẩm phòng từ 50 – 60%.
Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh cúm, tránh bị nhiễm bệnh.